351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Phát triển phải theo quy hoạchHiện nay, việc trồng và phát triển cao su của các tỉnh miền núi phía Bắc cần phân định rõ 2 vùng: Tây Bắc và Đông Bắc. Với Tây Bắc, Chính phủ, Bộ NNPTNT cho phát triển nhưng phải theo quy hoạch; còn Đông Bắc hiện chỉ cho phép trồng thí điểm.

Hiện nay, vấn đề sử dụng giống cao su chịu lạnh cho miền núi phía Bắc là giải pháp cơ bản cả trước mắt và lâu dài. Chất lượng cây giống cũng cần quan tâm. 2 giống cao su VN 77-2 và VN 77-4 nhập khẩu từ Trung Quốc được Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm miền núi phía Bắc trồng thử nghiệm, đánh giá tại các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc cho thấy có khả năng chịu lạnh tốt hơn các giống khác.

Qua đợt rét đậm rét hại vừa rồi, 2 giống này đã thể hiện được những ưu thế vượt trội so với các giống khác về khả năng chịu lạnh. Nhưng việc trồng phổ biến ở vùng nào (Đông Bắc hoặc Tây Bắc- PV) cần tính toán và cân nhắc vì khí hậu có sự khác biệt.

Hiện nay, triển vọng phát triển các giống cao su này chủ yếu dựa trên những đánh giá về tốc độ tăng trưởng, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu bất lợi so sánh với những giống cùng trồng khác. Còn để đánh giá toàn diện cần có thời gian sau khi thu hoạch mủ một vài năm.

Ông Lê Quốc Doanh – Viện trưởng Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Nên trồng xen với cây ngắn ngày

Hai giống cây cao su VN 77-2 và VN 77-4 vừa được Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học (Bộ NNPTNT) công nhận phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu miền núi phía Bắc, bước đầu cho phép chính thức triển khai ươm giống và trồng đại trà.

Trước mắt, theo khuyến cáo của Bộ NNPTNT, các tỉnh miền núi phía Bắc đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch trồng cây cao su phải ưu tiên trồng 2 giống này. Tuy nhiên, hiện nay, 2 giống này vẫn nhập từ Trung Quốc nên cần phải nhập đúng giống, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm nghiệm nghiêm ngặt. Hiện nay, Viện đang tiến hành nhân giống từ giống bố mẹ để phục vụ nhu cầu giống cao su giai đoạn 2011-2015.

Cao su trồng từ 7-8 năm mới có thể cho mủ, khoảng cách trồng từ 6-7m, nên trong thời gian đầu chúng ta có thể trồng xen canh lạc, đậu tương, ngô, thậm chí trồng cỏ trong vườn cao su để làm thức ăn cho chăn nuôi. Phải tính đến việc lấy ngắn nuôi dài. Chúng tôi cũng đã trồng thử nghiệm và đang trồng rộng rãi xen canh kiểu này ở Sơn La, Điện Biên, Lai Châu…

Hữu Thông (ghi) – Theo báo Dân Việt

Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay