351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Có thể khẳng định, từ năm 1984 đến nay, cây cao su đã thật sự làm đổi đời bà con đồng bào dân tộc (ĐBDT) ở Tây Nguyên, đem lại đời sống ấm no, nâng cao dân trí, góp phần ổn định kinh tế – xã hội tại địa phương.

 

Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội

Từ những năm 1930, người Pháp đã mang cây cao su trồng ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên. Năm 1965 tổng diện tích là 7.300 ha. Nhưng rồi do chiến tranh tàn phá và do bị chặt bỏ nên đến năm 1977 chỉ còn lại 2.500 ha cao su già cỗi, hoang tàn.

Hiện nay, khu vực Tây Nguyên có hơn 171.000 ha cao su, thuộc quản lý của VRG, Binh đoàn 15, Hoàng Anh Gia Lai, Quốc Cường và hàng ngàn chủ hộ cao su tiểu điền trên địa bàn. Diện tích vườn cây đã đưa vào khai thác là 102.600 ha, thu hút hơn 35.000 lao động (LĐ), trong đó 50% LĐ là ĐBDT Jarai, Bana, Êđê…

Chỉ tính riêng 7 CTCS của VRG: Ea H’Leo, Krông Buk, Chư Sê, Chư Păh, Chư Prông, Mang Yang, Kon Tum hiện quản lý 46.479 ha cao su, chiếm 37% toàn khu vực. Các công ty này đã tạo việc làm ổn định cho 17.328 LĐ và hàng vạn gia thuộc, trong đó có hơn 50% LĐ là ĐBDT thiểu số.

Trong những năm qua, 7 CTCS thuộc VRG tại Tây Nguyên đã trực tiếp đầu tư xây dựng hơn 156 km đường bê tông nhựa, 172 km đường cứng hóa cấp phối, hàng trăm km đường liên thôn, liên lô. Đầu tư xây dựng 7 trung tâm y tế, 34 trạm y tế, phòng khám đa khoa, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CN và nhân dân trong vùng. Đầu tư xây dựng và trực tiếp quản lý hơn 10 nhà trẻ, mẫu giáo, trong đó có 2 trường mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia. Mỗi năm các CTCS còn hỗ trợ hàng chục tỷ đồng cho địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới và các quỹ chính sách xã hội…

Khu vực xã vùng sâu biên giới Ia Đrăng, huyện Chư Prông (Gia Lai) là địa bàn đứng chân của Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông, có lẽ là một điển hình về sự đổi thay. Cao su Chư Prông đã đóng góp rất lớn nguồn lực cho vùng nông thôn này vươn mình phát triển trở thành một khu đô thị, khu dân cư sầm uất và trù phú. Cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống điện sản xuất và sinh hoạt, nhà trẻ, trường học, phòng khám và các công trình văn hóa, phúc lợi… đã góp phần làm thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế – xã hội trong khu vực công ty đứng chân.

Cây cao su được coi là loại cây trồng chủ lực nhằm xóa đói, giảm nghèo, đã thật sự mang lại cuộc sống khởi sắc cho các buôn làng vùng sâu, vùng xa Kon Tum. Nhiều vùng quê nghèo như Ya Chim, Đăk T’re…, nay đã thành “điểm sang” về phát triển kinh tế – xã hội. Theo lãnh đạo tỉnh Kon Tum thì việc đưa cây “vàng trắng” lên cao nguyên là thành quả từ nỗ lực của các cấp chính quyền, người dân và nhất là vai trò “nền tang” của các nông trường thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum

Với chủ trương “công ty gắn với huyện – xã – buôn, làng” đã góp phần tháo gỡ những vướng mắc để mở rộng sản xuất, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.

Đời sống của đồng bào đã khác xưa

Cái đói nghèo từ các buôn làng với những hủ tục lạc hậu, tốn kém đang dần mất đi. Anh Siêu Thích, người làng Tut Biêch, Tổ trưởng Tổ 8, NT Ia Glai (Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê), quản lý 54 LĐ người ĐBDT. Anh cho biết: “Công nhân tổ tôi lãnh 7 đến 8 triệu đồng một tháng. Họ xài không hết!”. Anh Kpa Khang, cán bộ NT Ia Glai, khoe: “Đời sống đồng bào Jarai nay khá lắm. Lương tháng 4 – 5 triệu, cộng với tiền thưởng cuối năm cả chục triệu là thường. Nhiều người đã mua sắm xe máy, ti vi”.

NT Tân Lập (Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang) đứng chân trên địa bàn 3 xã, gồm 16 làng với đa số là ĐBDT Bana. Đa số CN Bana đều theo đạo Tin Lành. Không ít CN trước năm 2001 từng tham gia trộm cắp mủ, quậy phá, vậy mà bây giờ tuyệt nhiên chỉ chí thú làm ăn. CN hầu hết có xe máy xịn, có nhà xây. Song điều đáng nói hơn là sự đoàn kết, sự hòa đồng giữa “đạo” và “đời”. Ngày lễ trọng của người theo đạo, người không theo cũng đến mừng. Những dịp bỏ mả đâm trâu của làng, người theo đạo cũng đến ăn uống tự nhiên… Gắn bó với cây cao su, với nông trường, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của NLĐ ngày một khởi sắc.

NT Hà Tây (Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh), có gần 500 CN với 80% là người ĐBDT. Các buôn làng của Hà Tây bây giờ đã thực sự thay da đổi thịt. Êm đềm và trù phú. Hai bên con đường chính, số nhà của buôn chỉ còn rải rác vì hầu hết đã được xây thành nhà tường gạch. Thanh niên người Êđê, Bana mặc quần jeans, áo thun. Sau một ngày ra lô, trở về, họ quây quần đàn hát, chơi bóng chuyền, cầu long… Siu Thị Xum, lao động xuất sắc thuộc Đội I, NT Hà Tây, phấn khởi khoe: “Ngoài lương, vợ chồng mình còn có 8 ha đất trồng cao su, mì, tiêu, bời lời. Không phải lo gì đời sống khó khăn nữa, chỉ còn việc chăm lo cho 3 con học hành đến nơi đến chon”.

Kpuis Khốt, Đội trưởng Đội 16, NT Suối Mơ (Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông), nổi lên như một tấm gương sáng. Ngày mới được nhận vào làm CN, Kpuis Khốt mới học hết lớp 2. Được lãnh đạo nông trường vận động đi học bổ túc văn hóa, giờ anh đã có bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở. Đội 16 của Kpuis Khốt có 55 CN, thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Riêng vợ chồng Kpuis Khốt khá vững vàng với tổng thu nhập không dưới 20 triệu đồng/tháng, từ lương và kinh tế phụ. Anh chị có 4 con, các cháu đều được đến trường và học giỏi.

Hồ Trung Trực,
nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam,http://caosuvietnam.net

 

Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay