351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Ở Đắk Lắk nhiều người đang đua nhau tìm đất trồng cao su. Lợi nhuận cao từ sản xuất cao su khiến nhiều tập thể và tư nhân sử dụng những vùng đất ngoài quy hoạch loại cây này. Trong đó, có những vùng đất tầng canh tác rất cạn, điều kiện tiểu khí hậu không phù hợp, không bảo đảm phát triển kinh tế lâu dài và bền vững.

Trước đây, các doanh nghiệp và chủ trang trại đã phát triển cao su trên vùng đất đỏ bazan, có đặc điểm thổ nhưỡng thuận lợi, cây phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao. Nhưng hiện nay loại đất bazan quy hoạch phát triển cây cao su đã hết, nhiều người tìm đến những vùng đất cát phá, đất xám với hàm lượng sinh dưỡng ít. Xã Cư M’lan (huyện Ea Súp) là vùng đất cát pha bằng phẳng, trước đây là rừng khộp cây họ dầu rụng lá về mùa khô, nay dân ồ ạt trồng cây cao su. Hiện, tại vùng này đã trồng trên 170 ha cao su. Trong 1-2 năm đầu kiến thiết cơ bản, lớp đất mặt còn nhiều mùn và được đầu tư chăm bón đầy đủ nên cây cao su phát triển tốt. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, vùng đất này có tầng canh tác rất mỏng nên sau 5-6 năm cây sẽ phát triển kém, khi đưa vào kinh doanh, hiệu quả kinh tế thấp. Hơn nữa đây lại là vùng đất về mùa mưa dễ ngập úng, có thể làm cho cây cao su bị bệnh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Tại vùng Buôn Đôn có vùng đất cát pha và đất xám rộng lớn có nguồn gốc là rừng khộp kém dinh dưỡng cũng đang được nhiều người chuyển đổi từ cây màu, cây điều sang trồng cao su. Trong đó tập trung trồng cao su nhiều ở các xã Krông Ana, Ea Huar, Ea Wen và Ea Nhol với diện tích trên 250 ha. Các huyện Ea Kar và M’Đrắc, nhiều hộ nông dân cũng đang chuyển vùng đất trước đây trồng mía, hoa màu năng suất thấp sang trồng cao su. Các xã Ea H’leo, Ea Sol và Ea Heo (huyện Ea H’leo) cũng được chuyển một số vùng đất cát pha, đất xám nghèo dinh dưỡng sang trồng cao su.

Ngoài việc sử dụng loại đất không phù hợp để trồng cao su, ở Đắk Lắk còn có tình trạng ươm cây giống và bán tràn lan cây cao su không bảo đảm chất lượng, đang là nguy cơ ảnh hưởng lâu dài về sự phát triển kinh tế bền vững của địa phương./.

TTXVN
Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay