351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã phát triển được gần 20.000 ha cao su tiểu điền, đa số ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tuy nhiên việc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật cho cây cao su, thâm canh tăng năng suất chưa được bà con quan tâm.

Cao su là loại cây trồng mới đối với đồng bào DTTS, và là loại cây có sự đầu tư lớn, kéo dài thời gian thu hồi vốn lên tới 6 – 7 năm mới thu hoạch. Do đó, để thúc đẩy cao su tiểu điền phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân ở vùng sâu vùng xa, cần có sự phối hợp của các cấp chính quyền tuyên truyền, vận động người dân gắn bó với cây trồng có chu kỳ khai thác dài hạn. Đồng thời thường xuyên có sự hỗ trợ về vốn cũng như kỹ thuật và tiến bộ khoa học để người dân có thể áp dụng nhằm làm tăng năng suất cho vườn cây.

Được hướng dẫn kỹ thuật, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm
Phong trào trồng cao su tiểu điền nói chung và trong vùng đồng bào DTTS nói riêng phát triển mạnh mẽ ở Gia Lai từ khi xuất hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp trong giai đoạn 2001 – 2006. Trong thời gian này đã có 3.365 hộ tham gia thuộc địa bàn của 7 huyện là Chư Prông, Đăk Đoa, Chư Sê, Mang Yang, Ia Grai, Chư Păh và Đức Cơ. Diện tích cao su trong vùng dự án này phát triển rất tốt và tính ổn định khá cao. Do vậy đến năm 2009 cao su bắt đầu cho mủ và đỉnh cao là năm 2011, ban đầu năng suất chỉ vài tạ, càng về sau năng suất càng tăng cao, điều này đã làm thay đổi rất lớn cuộc sống của đại bộ phận người dân nghèo, đặc biệt là người DTTS.

Theo hướng dẫn của một số cán bộ Trung tâm Nghiên cứu & Chuyển giao kỹ thuật Tây Nguyên, chúng tôi tìm đến làng Mráh của xã K’Dang, huyện Đăk Đoa để tìm hiểu về mô hình trồng cao su tại đây. Bởi theo lời các cán bộ này thì đây là một làng có thể xem là kiểu mẫu trong việc thực hiện dự án đa dang hóa nông nghiệp. Làng Mráh có 44 hộ tham gia dự án, trồng được 88 ha trong năm 2002, bình quân mỗi hộ được 2 ha (do cán bộ Trung tâm hướng dẫn kỹ thuật). Qua 3 năm thu hoạch mủ, năm nào người dân tại đây cũng có thu nhập hàng trăm triệu đồng, hộ nào trong làng cũng khá giả và có tích lũy khá tốt.

Khi tiếp xúc với chúng tôi, anh Liu, người Ba Na, cho biết: “Người dân trong làng mình được Nhà nước giúp trồng cao su, giúp mình kỹ thuật cạo mủ, làng mình vui mừng lắm. Vì thế, khi vào mùa cạo ai cũng nghe lời cán bộ chỉ cạo D3 thôi. Mủ mình cạo được để cho đông 3 ngày mang đến nhà máy chế biến K’Dang bán một lần, năm trước một kg mủ đông nhà máy mua 30 – 40.000 đồng, sản lượng lại nhiều, một tuần mình mang bán một lần cũng được mấy chục triệu, nhưng năm nay giá rẻ quá, mới tháng 7 công ty còn mua 20.000 đồng/kg, tới tháng 8 giảm còn 15.000 đồng/kg”.

Cần tránh “vòng xoay”… trồng rồi chặt
Qua khảo sát tại làng Anh và làng Bang của xã Ia Tô – Chư Prông cho thấy, đa số các hộ tiểu điền là người DTTS đều không có sự đầu tư đúng kỹ thuật cho vườn cây, không có sự trau dồi tay nghề nên khi cạo bị lỗi nhiều. Hơn nữa cũng không có sự trang bị tốt vật tư thiết bị phục vụ khai thác. Đặc biệt khi giá cao su giảm như hiện nay, họ càng có tâm lý bỏ bê vườn cây.

Cũng có trường hợp, khi giá cao su xuống thấp người dân lại chuyển sang trồng cây khác, điển hình như gia đình ông Thăng ở Chư Prông đã chặt bỏ ngọn cây cao su 3 năm tuổi để làm trụ cho cây tiêu. Bài học từ nhiều năm trước vẫn còn nguyên giá trị khi người dân đang trồng cao su, lúc giá xuống phá bỏ để trồng cây cà phê, khi cà phê xuống thấp hay mất mùa họ lại chuyển sang trồng tiêu hoặc điều thậm chí là hoa màu. Cái “vòng xoay” lẩn quẩn này đã khiến cho nhiều nông dân phải lao đao, khi họ không được định hướng phát triển ổn định dài hạn, trung thành với 1 loại cây trồng nhất định.

Đối với người DTTS, không phải ai cũng có ý thức như gia đình anh Liu trong việc chăm sóc cho vườn cây nhà mình. Anh nói: “Hàng năm mình vẫn bón phân 2 lần giống như nông trường cao su, năm nay tuy giá cao su xuống, còn giá phân bón lên nhưng nhà mình vẫn mua khoảng một tấn phân gồm urê, kali, phân lân trộn chung bón cho cao su”.
Cao su là loại cây trồng mới đối với đồng bào DTTS, và là loại cây có sự đầu tư lớn, kéo dài thời gian thu hồi vốn lên tới 6 – 7 năm mới thu hoạch. Do đó, để thúc đẩy cao su tiểu điền phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân ở vùng sâu vùng xa, cần có sự phối hợp của các cấp chính quyền tuyên truyền, vận động người dân gắn bó với cây trồng có chu kỳ khai thác dài hạn. Đồng thời thường xuyên có sự hỗ trợ về vốn cũng như kỹ thuật và tiến bộ khoa học để người dân có thể áp dụng nhằm làm tăng năng suất cho vườn cây.

Theo Tạp chí CSVN

Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay