351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

cây cao su giống, cây giống cao suCao su là một trong những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, không những giúp nông dân vươn lên làm giàu mà còn mang lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá cao su lên xuống thất thường, diện tích trồng tự phát trong dân khó kiểm soát… là những trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của ngành.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, năm 2010, cả nước có khoảng 740.000ha cao su, trong đó có 478.500ha (chiếm 51%) đang cho khai thác, sản lượng 754.500 tấn, năng suất bình quân 1.721 kg/ha. Cao su được trồng tập trung ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số địa phương miền Trung. Hiện, cây cao su đang phát triển tương đối nhanh ở vùng Tây Bắc với diện tích 10.730ha (năm 2010).

Nước ta là quốc gia xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ tư thế giới, thị phần chiếm 9,9%, chỉ sau Thái Lan (34%), Indonesia (30,2%) và Malaysia (15,95%). Tính đến hết năm 2010, cao su Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch đạt 2,388 tỉ USD.

Việc phát triển cây cao su đã tạo việc làm ổn định và cải thiện thu nhập cho hơn 130.000 lao động tại các nông trường, doanh nghiệp và hơn 143.000 nông dân. Với mức giá 120 triệu đồng/tấn như hiện nay, người trồng cao su có thể thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha/năm. Vì thế, cao su đã và đang là cây trồng chủ lực, hấp dẫn đối với nhiều nông dân và các tỉnh thành trong cả nước.

Chính vì lợi nhuận của loài cây công nghiệp này mà ở nhiều vùng, bà con trồng cao su một cách ồ ạt, bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng. Nhất là vào thời điểm giá cao su tăng mạnh, nông dân đua nhau chặt bỏ càphê, điều… để đầu tư cho cao su. Hậu quả là ngành cao su gặp phải nhiều bất cập như: năng suất chưa cân xứng giữa các vùng, miền, giữa đại điền và tiểu điền; sâu bệnh xuất hiện ngày càng nhiều.

Theo TS. Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, muốn phát triển ngành cao su theo hướng bền vững tiến đến gia tăng giá trị, chúng ta cần thực hiện những giải pháp sau: đẩy mạnh quy hoạch vùng trồng cao su và mạng lưới sơ chế cao su ở từng địa phương để đảm bảo vùng nguyên liệu cho các nhà máy; hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý chất lượng cao su thiên nhiên sơ chế tại Việt Nam, tiến đến các lô hàng sản xuất và xuất khẩu phải đính kèm giấy chứng nhận kiểm phẩm; sản xuất các chủng loại cao su theo nhu cầu của thị trường, tăng xuất khẩu chính ngạch và đa dạng hóa thị trường, đồng thời phát triển thị trường trong nước, tiến tới xây dựng thương hiệu cho cao su Việt Nam.

Bà Hoa cũng cho rằng, cần cung cấp thông tin kịp thời về thị trường cao su để giúp hiệp hội ngành hàng và cơ quan quản lý có cơ sở phân tích xu hướng phát triển thị trường và sản phẩm, từ đó khuyến cáo các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất, xuất khẩu phù hợp.

Ông Phan Văn Đon, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước cho biết, cao su là cây trồng dài ngày, vì thế để ngành cao su phát triển bền vững, chúng ta cần đưa những loại giống có trữ lượng mủ cao, chất lượng tốt vào trồng tại những vùng mới, tư vấn hỗ trợ cho bà con nông dân, doanh nghiệp về cách bón phân, xử lý sâu bệnh, tránh tình trạng khai thác khi cao su chưa đến tuổi, đồng thời sớm đưa ra chiến lược ổn định giá cho cây cao su.

Ông Phan Văn Tình, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng: Hiệu quả kinh tế mà cây cao su mang lại là rất lớn, chính vì vậy mà chúng ta cần có một chiến lược dài hạn với những giải pháp hợp lý để phát triển bền vững.

Đình Tú – Quang Huy

kinhtenongthon.com.vn

Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay