351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Tư vấn cao su giống

Tư vấn cao su giốngGiá bán mủ tăng cao đã “thúc” nhiều hộ nông dân cao su tiểu điền tăng chế độ cạo, sử dụng hóa chất để “ép” cây ra mủ nhiều hơn, khiến nhiều vườn cây “sống dở chết dở”. Đây là việc làm được lợi trước mắt, nhưng hại về lâu dài.

Giá mủ cao, nông dân “bóc lột” cây cao su
Toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế hiện có hơn 8.500 ha cao su, tập trung phần lớn ở các huyện Nam Đông, Hương Trà và Phong Điền, trong đó có hơn 2.000 ha đang vào thời kỳ khai thác; mỗi năm chế biến được khoảng 3.000 tấn mủ khô, thu nguồn lợi lớn.
Huyện Nam Đông trồng được hơn 2.500 ha cao su, trong đó có khoảng 800 ha từ 7-10 năm tuổi, đang vào thời kỳ thu hoạch mủ. Xã Hương Phú có 562 hộ trồng được 600 ha, trong đó hơn 200 ha trong thời kỳ khai thác. Nhờ khai thác đúng kỳ, mỗi năm Hương Phú thu được từ 150-200 tấn mủ tươi, doanh thu đạt từ 600-800 triệu đồng. Xã Hương Sơn có 214 hộ với 100% đồng bào dân tộc Catu, trồng được 261 ha, trong đó diện tích khai thác khoảng 100 ha. Nhiều hộ trồng cao su cho thu nhập cao, cá biệt có hộ thu từ 20-30 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, do giá cao su trên thị trường tự do tăng mạnh (dao động từ 23.000-30.000 đồng/kg), tại một số địa phương trong tỉnh, người trồng cao su bị tư thương xúi giục khai thác non mủ cao su để bán kiếm lời, khiến nhiều diện tích vườn cây bị khai thác cạn kiệt, làm cây bị nhiễm bệnh. Đến thời điểm này, đã có 380 ha cao su tại các xã Thượng Lộ, Hương Phú, Hương Long, Thượng Quảng (huyện Nam Đông), Hương Bình, Hương Thọ, Bình Điền, Hồng Tiến (huyện Hương Trà) bị nhiễm bệnh xì mủ, loét xọc miệng cạo, phấn trắng và bệnh rụng lá. Nhiều nơi, tỉ lệ cao su bị nhiễm bệnh chết, chiếm tới 15-20% diện tích.
Tương tự là với nông dân cao su tiểu điền tại huyện Sông Hinh (Phú Yên). Hiện nay, giá mủ cao su tại huyện Sông Hinh là 24.000 đồng/kg, thấp hơn so với một số nơi khác, nhưng nhiều người trồng cao su ở đây cũng đã vui mừng. Trung bình 1 ha cao su họ thu được hơn 50kg mủ/ngày, rủng rỉnh tiền triệu. Mủ được giá, không ít hộ đã thúc ép cây cao su cho mủ nhiều hơn, bất chấp những khuyến cao về mặt kỹ thuật.
Lợi bất cập hại
Ông Đặng Văn Son ở xã Ea Ly huyện Sông Hinh cho biết, 700 cây cao su của ông đã cho thu hoạch mủ từ 2 năm nay. Ông thu hoạch cao su luân phiên theo chế độ D2, mỗi ngày thu hoạch 2 thùng mủ từ 350 cây, bán khoảng 400.000 đồng. Thế nhưng, nghe nhiều người đồn đại mua hóa chất bôi vào miệng cạo, mủ cao su cho ra gấp đôi, ông dùng thử thấy hiệu quả. Ông Son nói: “Khi bôi thuốc vào thì số lượng mủ tăng gấp đôi, nhưng sau một thời gian, lá cao su từ màu xanh chuyển qua màu đỏ rồi héo dần, tôi sợ nên dừng lại”.
Một số hộ khác thì áp dụng phương châm: trên thân lấy mủ, dưới gốc cho ăn. Tức là khi khai thác mủ như vậy, một tháng bón phân cho cây cao su một lần, trung bình 1ha bón hai bao phân NPK, tính ra chi phí bón phân khoảng 2,2 triệu đồng.
Không những thế, nhiều người còn “tận thu” mủ, nên khi cây 6-7 năm tuổi, cũng thực hiện thu theo chế độ D2. Ông Nguyễn Sửu, một nông dân trồng cao su lâu năm ở xã Ea Ly, huyện Sông Hinh cho biết kinh nghiệm: “Cạo mủ chừa ít vỏ lụa dính da, cây không được cạo sạch. Nếu “lỡ tay” cạo phạm vào thân khi bôi thuốc, thì ban đầu cây giảm cho mủ sau đó ngưng bặt. Còn đối với cây không sử dụng thuốc thì không xảy ra trường hợp này”.
Loại hóa chất mà bà con đang dùng có tên KINAFON. Thuốc có màu xanh, dạng lỏng, như dầu nhớt, trên nhãn hiệu có ghi rõ: phân bón tăng mủ cao su. Thuốc này còn được hướng dẫn khá tỉ mỉ: bôi trước khi cạo 48 giờ, trọng lượng thuốc 450g thì bôi 450 cây 7 năm tuổi, cây 15 tuổi trở lên thì bôi số lượng tăng gấp đôi. Thuốc này còn khuyến cáo, 1 vụ chỉ bôi 7 lần. Thuốc KINAFON hiện bán công khai nhiều nơi ở thị trấn Hai Riêng (Sông Hinh).
Cũng do trên nhãn thuốc được hướng dẫn tỉ mỉ và khi sử dụng thấy có hiệu quả, nên hầu hết người trồng cao su ở Sông Hinh đều sử dụng khi cạo mủ. Ông Cao Đắc Hãng, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Ea Ly, cho biết: “Thực hiện theo sự chỉ đạo của Phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh, cán bộ xã vận động nhân dân không nên lạm dụng hóa chất khai thác mủ cao su. Nhưng khi đến trực tiếp hộ gia đình để đưa ra lời khuyến cáo, thì nông dân cho là mình… nói láo!”. Cũng chính vì thế, nhiều vườn cao su của huyện Sông Hinh đang có hiện tượng rũ lá. Tình trạng trên hiện chưa thuyên giảm vì người trồng cao su vẫn đang rất “mê” loại hóa chất này. Cán bộ ngành nông nghiệp ở địa phương đang bối rối vì nghịch lý: ngành nông nghiệp khuyến cáo là không nên dùng, còn thuốc thì có nhãn mác và được phép lưu hành sử dụng(?)
Trong khi đó, Sở NN&PTNT Thừa Thiên – Huế khuyến cáo người trồng cao su tuân thủ các quy trình kỹ thuật đã hướng dẫn, đừng hám lợi trước mắt khai thác diện tích cây cao su non, khai thác không đúng qui trình, thậm chí dùng chất kích thích để đẩy mủ ra khiến cao su bị vắt kiệt sức, khó đảm bảo năng suất về sau.

Đ.Q (caosuvietnam.net)

Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay