351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Chặn đứng bệnh rụng lá cao su

Chặn đứng bệnh rụng lá cao suGần 1/3 diện tích cao su khai thác bị nhiễm bệnh rụng lá do nấm Corynespora ở các huyện Phú Giáo, Bến Cát, Tân Uyên… (Bình Dương) đã hết bệnh, sản lượng mủ đang tăng dần và ổn định.


Như NNVN đã thông tin, từ đầu năm 2010, hàng trăm hecta cao su đang kỳ khai thác của các nhà vườn tiểu điền cũng như DN đại điền ở Bình Dương xảy ra tình trạng rụng lá, khiến năng suất và chất lượng mủ giảm mạnh. Theo kết quả phân tích của Trung tâm Lai Khê, Bến Cát (thuộc Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam), thì đây là bệnh rụng lá do nấm Corynespora gây ra.

Loại bệnh này lây lan nhanh trong điều kiện thời tiết độ ẩm, nhiệt độ cao và rất nguy hiểm cho cây. Nếu không điều trị kịp thời, nấm sẽ tấn công lên chồi non, cây không ra lá, dẫn đến phải nhổ bỏ để trồng mới hàng loạt. Vào thời điểm giá mủ cao su đang ở mức cao (18.000 đồng/kg mủ nước), nhưng nhiều vườn cao su phải “úp máng” do dịch bệnh hoành hành.

Để đối phó với dịch bệnh, người dân trồng cao su đã áp dụng chế độ phun xịt và sử dụng đúng các loại thuốc diệt bệnh do Chi cục BVTV tỉnh khuyến cáo sử dụng. Qua một thời gian, dịch bệnh rụng lá có dấu hiệu thuyên giảm, cây cao su bắt đầu hồi phục và cho sản lượng mủ tăng nhanh.

Chị Nguyễn Thị Nguyên (thị trấn Phước Vĩnh, Phú Giáo) cho biết: “Gia đình tôi có 7 hecta cao su bị nhiễm bệnh rụng lá, hầu như không thể khai thác mủ. Nhưng qua 6 tháng cho cây nghỉ và áp dụng các biện pháp dưỡng cây và sử dụng thuốc điều trị, vườn cây nhà tôi đã khỏi bệnh, bắt đầu cho cạo mủ trở lại. Tuy nhiên sản lượng mủ chưa thể phục hồi như mấy năm trước”.Nhiều hộ trồng cao su bắt đầu tiến hành khai thác mủ để bù đắp lại những thiệt hại do chi phí và công sức chữa bệnh cho cây cao su trong thời gian vừa qua.

Hiện giá mủ cao su đang ở mức cao, nên nông dân phần nào được bù đắp thiệt hại, yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, theo Chi cục BVTV Bình Dương, các hộ trồng cao su cần phải tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng trừ như: bón phân, tăng sức đề kháng cho cây, thực hiện chế độ cạo hợp lý… để tránh trường hợp bệnh rụng lá tái phát.

Ông Nguyễn Phong Huy – Trưởng phòng BVTV, Chi cục BVTV Bình Dương cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn hơn 4.000 hecta cao su bị nhiễm bệnh rụng lá do nấm Corynespora, giảm 1/3 so với thời điểm đầu mùa dịch. Chi cục đã hỗ trợ nông dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh, khôi phục lại các vườn cao su bằng các biện pháp phun, xịt.

Hướng dẫn người dân luân phiên nhau sử dụng 5 – 6 loại thuốc đặc trị bệnh rụng lá do Chi cục BVTV khuyến cáo sử dụng để tránh tình trạng kháng thuốc. Ông Huy cũng cho biết thêm, hiện nhiều vườn cao su đã hồi phục nhưng nông dân cũng cần cho cây nghỉ dưỡng một thời gian, không nên vì giá mủ cao su đang tăng cao mà khai thác cạn kiệt.

Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay