Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Cao Đức Phát nêu quan điểm như vậy ở phiên chất vấn tại Quốc hội sáng 11/6/2015, khi trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội về kim ngạch xuất khẩu nông sản giảm sút trong năm 2015.
Nông dân phải tìm cách thích ứng với thị trường
“Điểm mặt” 10 mặt hàng nông sản quan trọng, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, có 5 mặt hàng XK được giá và 5 mặt hàng rớt giá. 5 mặt hàng giá XK xuống là: gạo, cao su, cà phê, tôm, cá tra; 5 mặt hàng XK tăng giá là tiêu, Liên quan đến giải pháp đầu ra cho sản phẩm cao su và quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững cao su ở VN, đại biểu Nguyễn Hữu Đức (Bình Định) chất vấn rằng sau một giai đoạn phát triển mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, hiện nay ngành cao su đang đứng trước khó khăn, cần phả i làm gì để khắc phục? Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết sẽ điều chỉnh quy mô sản xuất, theo đó tạm dừng không trồng mới cao su; tập trung tái canh vườn cây hết tuổi khai thác và thâm canh các vườn cây hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng.
Đối với vùng Duyên hải Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, những diện tích trồng ngoài quy hoạch có nguy cơ cao do gió bão không tiếp tục trồng cao su, sau khi đã hết chu kỳ kinh doanh, diện tích bị ảnh hưởng nặng do bão, cần thanh lý trồng lại hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác. Trong khi đó, đối với vùng miền núi phía Bắc, tạm dừng không tiếp tục mở rộng diện tích ở vùng đã quy hoạch (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu); không chủ trương trồng tiếp cao su ở các tỉnh vùng Đông Bắc; tập trung chăm sóc, thu hoạch diện tích đã trồng, đánh giá hiệu quả kinh tế. điều, đồ gỗ, sắn, rau quả, trong đó sắn XK tăng 44%.
Trước câu hỏi của ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) về chính sách sách đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, Bộ trưởng cho rằng, chúng ta đang thực hiện cơ chế thị trường nên tổ chức sản xuất nông nghiệp phải phù hợp với cơ chế này. Nền nông nghiệp đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên phải định hướng sản xuất phù hợp với thị trường thế giới. Trong khi đó, bản chất thị trường thế giới và thị trường nông sản nói chung luôn có sự thay đổi. Vì vậy để đạt được sự ổn định tương đối, nghĩa là sản xuất nông nghiệp nước ta phải bám sát và phản ứng nhanh nhạy với những diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để đạt hiệu quả cao nhất. “Không thể kỳ vọng thị trường luôn có giá ổn định mức cao có lợi cho nông dân mà phải tìm cách thích ứng với thị trường”- Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, cách tốt nhất phải lựa chọn và phát huy những lợi thế của nước ta là hỗ trợ nông dân làm ra sản phẩm với chất lượng cao hơn giá thành hạ để trong mọi tình huống thị trường nông sản có khả năng cạnh tranh cao, bán được nhiều hơn với giá có lợi cho nông dân. Trong tình thế hiện nay, trước những diễn biến mới, tiếp tục hội nhập sâu sắc, Bộ trưởng ngành nông nghiệp nhấn mạnh, chúng ta nên tiếp tục cách tiếp cận này. Nhưng để nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản và hỗ trợ nông dân, một mặt tháo gỡ khó khăn cho DN tiêu thụ nông sản có hiệu quả, mặt khác hỗ trợ bà con nông dân duy trì giá không bị giảm quá sâu để rồi thua lỗ và thực hiện được giải pháp có thể giảm thiểu những tổn thất. Đơn cử, hỗ trợ nông dân vay vốn vượt qua những khó khăn, nâng cao giá trị cạnh tranh, đồng thời hạ giá thành sản phẩm…
Liên kết 4 nhà thất bại do thiếu “chân” DN
Liên kết 4 nhà dù đã có 10 năm triển khai nhưng chưa thành công là những vấn đề đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa – Vũng Tàu) và đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) đặt ra và “truy” trách nhiệm của tư lệnh ngành nông nghiệp. Chỉ ra nguyên nhân chính dẫn tới sự chậm trễ khi đưa chủ trương liên kết 4 nhà vào cuộc sống, Bộ trưởng Cao Đức Phát lý giải, là do thiếu “chân” DN. Hiện DN trong nông nghiệp còn ít, và còn ít DN có đủ thực lực về tài chính, có kho tàng cơ sở chế biến có thể liên kết và thực hiện liên kết không nhiều. Các tổ HTX rất ít, DN khó liên kết trực tiếp với hàng chục ngàn hộ nông dân.
Liên quan đến giải pháp đầu ra cho sản phẩm cao su và quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững cao su ở VN, đại biểu Nguyễn Hữu Đức (Bình Định) chất vấn rằng sau một giai đoạn phát triển mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, hiện nay ngành cao su đang đứng trước khó khăn, cần phả i làm gì để khắc phục? Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết sẽ điều chỉnh quy mô sản xuất, theo đó tạm dừng không trồng mới cao su; tập trung tái canh vườn cây hết tuổi khai thác và thâm canh các vườn cây hiện có để nâng cao năng suất, c hất lượng.
Đối với vùng Duyên hải Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, những diện tích trồng ngoài quy hoạch có nguy cơ cao do gió bão không tiếp tục trồng cao su, sau khi đã hết chu kỳ kinh doanh, diện tích bị ảnh hưởng nặng do bão, cần thanh lý trồng lại hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác. Trong khi đó, đối với vùng miền núi phía Bắc, tạm dừng không tiếp tục mở rộng diện tích ở vùng đã quy hoạch (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu); không chủ trương trồng tiếp cao su ở các tỉnh vùng Đông Bắc; tập trung chăm sóc, thu hoạch diện tích đã trồng, đánh giá hiệu quả kinh tế.
P.V
Ngoài ra, thiếu sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp. Hiện chưa tới 10 tỉnh thành lập được Ban chỉ đạo, đưa ra tiêu chí về cánh đồng mẫu lớn, quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương… “Để thúc đẩy chủ trương về liên kết thời gian tới, cần có chính sách hỗ trợ DN liên kết với nông dân. DN nhiệt tình nhưng phải có điều kiện. Đồng thời, phát triển mạnh HTX hỗ trợ DN và nông dân trong mối liên kết này”- ông chia sẻ.
Làm gì để thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp?
Trả lời câu hỏi của đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) tại sao DN tư nhân và nước ngoài ít mặn mà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng cái khó nhất để thu hút DN tư nhân, nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp là khó có diện tích đất lớn để giao cho DN. Hiện nay cả nước có tới 10 triệu dân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp. Nhà nước không thể thu hồi đất của hàng ngàn, hàng trăm ngàn hộ dân để giao cho DN dù biết rằng giao cho DN sẽ hiệu quả hơn. Để khắc phục cái khó này, hiện Nhà nước cũng có chính sách để DN và nông dân hợp tác với nhau từ đó DN có đất để canh tác, sản xuất lớn. Ngoài ra, vừa qua Chính phủ cũng ban hành những chính sách đủ mạnh nhằm thu hút DN nước ngoài, tư nhân đầu tư vào nông nghiệp.
Phú Vinh – Tạp Chí Cao Su Việt Nam