Ước thiệt hại của vụ cạo năm nay khoảng 3.000 tấn mủ quy khô. Thời gian gần đây, nhiều diện tích rừng cao su ở các nông trường cao su thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Kon Tum xuất hiện hiện tượng lá non cao su rụng bất thường.
“Đây là đợt rụng lá lần thứ 4 rồi. Nếu lá non cứ rụng mãi thì có lẽ cả vườn cây cao su cứu cũng không nổi, chứ nói gì đến chuyện khai thác mủ. Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh lá rụng nhiều lần như vậy” – anh Nguyễn Hữu Lợi-Giám đốc Nông trường cao su La Chim (thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Kon Tum) than thở.
Số diện tích cao su bị rụng lá lần 4 chiếm tới 600ha/1.500ha toàn nông trường. Tất cả đều đang kinh doanh. Riêng với Nông trường Ia Chim vườn cây cao su bị bệnh khá nặng. Dù có cố gắng chăm sóc cùng với thời tiết thuận lợi thì diện tích trên phải trung tuần tháng 6 mới tiến hành cạo được.
Tuy nhiên theo những người trồng cao su,ì bệnh này không có biện pháp xử lý triệt để vì các loại bệnh này cần phải phun thuốc nhưng hiện tại toàn công ty có 9.200ha vườn cây đã kinh doanh bị bệnh, mỗi cây cao cả 15-20m trở lên nên việc phun thuộc rất khó hiệu quả, trừ vườn cây non, chiều cao thấp. Vì vậy để phun thuốc phải có máy chuyên dụng để phun thuốc, máy phải có áp lực lớn để phun từ đỉnh xuống mà việc này rất khó khả thi vì không đủ phương tiện để làm hết cả chục nghìn hécta cao su.
Trong khi đó, theo thống kê của thì cả 9.200ha bị rụng lá. Nơi ít thì cũng 3 lần như các nông trường: Hòa Bình, Đắk H’Ring, Dục Nông, còn nhiều thì đang rụng lần 4 như Ia Chim, Tân Hưng…
Theo ông Lê Khả Liễm-Tổng Giám đốc công ty cho biết ước thiệt hại của vụ cạo năm nay khoảng 3.000 tấn mủ quy khô, cùng với chi phí bón thêm phân, công lao động thêm để dọn cỏ, rác…Trước mắt thiệt hại của toàn công ty trong hai tháng qua khoảng 300 tỷ đồng.
Nguồn Vietnam Plus