351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Đến năm 2020, diện tích cây cao su tỉnh Lâm Đồng sẽ được mở rộng lên khoảng 26.203ha. Với con số này, nỗi lo về đất đai đã bắt đầu hiện hữu ở nhiều địa phương trong việc thực hiện chương trình chung của tỉnh.

Lâm Đồng: Đất cho cây cao su - nỗi lo không vô hình, cao su, giống cao su 


Cao su là  một loại cây trồng khá quen thuộc với địa phương lân cận là Đồng Nai nhưng lại là một loại cây trồng rất mới của tỉnh Lâm Đồng. Dự kiến, đến năm 2020, sẽ có 7 huyện và 36 xã trong tỉnh được phát triển loại cây trồng còn chưa thực sự quen thuộc này của tỉnh Lâm Đồng; trong đó, “đất” cho cây cao su Lâm Đồng chủ yếu là các huyện phía Nam và 4 huyện Bảo Lâm, Di Linh, Đơn Dương và Đam Rông. Mục tiêu quy hoạch được đặt ra: Xây dựng quy hoạch phát triển cây cao su với các mô hình sản xuất thích hợp trên từng khu vực; xác định phạm vi, ranh giới và quy mô diện tích quy hoạch phát triển trồng cây cao su trên địa bàn của từng huyện và xây dựng các cơ chế chính sách trong tổ chức triển khai thực hiện nhằm thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cây cao su gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Theo khảo sát của ngành chuyên môn thì trong tổng diện tích đất của tỉnh dự kiến dành để phát triển cây cao su thì chỉ có 1.642ha “rất thích nghi”, 20.013ha được cho là “thích nghi trung bình” và có đến 4.548ha được xem là “ít thích nghi”. Điều đáng nói nữa là, theo quy hoạch, diện tích các vườn điều và cây tạp không cho hiệu quả kinh tế cao ở các địa phương nói trên hiện đang là “đích ngắm” của chương trình phát triển cây cao su của tỉnh Lâm Đồng trong thời gian đến.

 
Cũng qua khảo sát, cơ quan chuyên môn của tỉnh xác định hiện có 2.200ha điều hiệu quả kinh tế thấp sẽ được chuyển sang trồng cây cao su và chỉ trồng ở những nơi phù hợp, với dự kiến trung bình chuyển đổi từ 300 – 400ha mỗi năm từ nay đến năm 2015; đối với vườn tạp kém hiệu quả, từ nay đến năm 2015, chuyển đổi trung bình mỗi năm 500ha. Bên cạnh đó, mô hình mà tỉnh định hướng là đồng thời phát triển sản xuất cao su đại điền kết hợp với tiểu điền. Trong đó, diện tích cao su đại điền được xác định là 20.907ha và diện tích tiểu điền là 5.296ha. Diện tích đại điền do các doanh nghiệp và các công ty lâm nghiệp trong và ngoài tỉnh đảm trách; diện tích tiểu điền được thực hiện theo hình thức hộ gia đình tự đầu tư hoặc các doanh nghiệp hỗ trợ cho các gia đình đầu tư.

Về đất đai, giải pháp mà tỉnh Lâm Đồng đưa ra là: Khuyến khích các nhà đầu tư hợp đồng, liên kết phát triển vùng nguyên liệu cao su gắn với bao tiêu sản phẩm cho nông dân, tổ chức các điểm thu mua và chế biến cao su gắn với địa bàn sản xuất. Khuyến khích các hộ gia đình có đất sản xuất hoặc các công ty lâm nghiệp và ban quản lý rừng có rừng và đất rừng quy hoạch trồng cao su liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác để tròng cao su với các phương thức và mô hình phù hợp với khả năng, điều kiện của các bên tham gia theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, đối với diện tích mà các doanh nghiệp đã được thuê để trồng rừng và sản xuất nông – lâm kết hợp thì tỉnh sẽ khuyến khích chuyển sang trồng cây cao su theo quy hoạch nếu thấy hiệu quả kinh tế cao hơn.

 
Rồi nữa, đối với diện tích quy hoạch trồng cao su trùng với diện tích đang giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhận khoán bảo vệ rừng thì nhà đầu tư tiếp tục ký hợp đồng với các hộ nhận khoán bảo vệ rừng theo hướng: Hình thành các tổ hoặc nhóm quản lý, nâng gấp đôi kinh phí đang nhận khoán; đồng thời nhà đầu tư thực hiện trồng và chăm sóc cây cao su bằng nguồn vốn của doanh nghiệp đến hết giai đoạn thiết kế cơ bản (6 năm), sau đó chuyển giao lại cho hộ nhận khoán bằng 5% diện tích để họ quản lý và khai thác. Và, nội dung của giải pháp về đất đai cho cây cao su khác cũng cần được nhắc đến là, đối với diện tích đất do các công ty lâm nghiệp quản lý có quy hoạch phát triển cây cao su thì các công ty lâm nghiệp phải chủ động nguồn vốn để đưa diện tích đã quy hoạch ấy vào trồng cây cao su và điểm đặc biệt cần lưu ý là, nếu trong thời hạn 3 năm, đơn vị nào không đầu tư sản xuất theo quy hoạch (trồng cây cao su) thì tỉnh sẽ thu hồi đất, để sau đó cho các doanh nghiệp khác thuê đất trồng cây cao su theo quy hoạch.

Hơn 3.086 tỷ đồng là tổng nguồn vốn mà tỉnh Lâm Đồng đã tính toán để phát triển cây cao su của địa phương từ nay đến năm 2020. Dự kiến đến sau năm 2020, Lâm Đồng đạt được sản lượng mủ cao su khoảng 43.200 tấn hẳn là con số không nhỏ. Và, mục tiêu đặt ra này chỉ trở thành hiện thực khi ngay từ bây giờ, các đơn vị và hộ cá nhân tuân thủ các giải pháp theo quy hoạch mà tỉnh đã đề ra. 

 

Khắc Dũng
Nguồn: BÁO LÂM ĐỒNG
Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay