Với giá cao su 6.000 USD/tấn, Hoàng Anh Gia Lai dự kiến sẽ đạt "siêu lợi nhuận" từ cao su khi giá thành cho một tấn cao su là 850 USD/tấn.
Ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – Mã: HAG) nói tại đại hội cổ đông thường niên năm 2011, sau khi tính toán, chi phí giá thành cho một tấn cao su của HAG khoảng 850 USD/tấn trong khi giá bán cao su trên thị trường thế giới hiện nay khoảng 6.000 USD/tấn cao su
Chi phí giá thành bao gồm tiền mua đất trồng cao su, tiền vốn đầu tư, lãi vay, nhân công cạo mủ…
Ông Đức nói; "Năm 2007, khi HAGL bắt đầu trồng cao su, giá cao su trên thị trường thế giới là 1.400 USD/tấn. Chúng tôi kỳ vọng năm 2012, khi diện tích trồng cao su HAGL bắt đầu thu hoạch, giá cao su sẽ lên tới 2.500 USD/tấn. Giá cao su dự kiến đã lên tới 6.000 USD/tấn".
Với giá cao su 6.000 USD/tấn, Hoàng Anh Gia Lai dự kiến sẽ đạt "siêu lợi nhuận" từ cao su khi giá thành cho một tấn cao su là 850 USD/tấn.
Nguồn lợi nhuận từ cao su của HAGL dự kiến sẽ đến trong năm 2012 khi lứa cao su đầu tiên được trồng năm 2007 đi vào khai thác.
Mục tiêu của HAGL là đến năm 2012 trồng xong và khai thác 51.000 ha cao su tại Tây Nguyên, Lào và Campuchia.
Theo tính toán của HAGL với mức giá bán hiện nay khoảng 6.000 USD/tấn thì doanh thu ước mỗi năm khoảng 765 triệu USD. Giá thành sản xuất cập nhật khoảng 876 USD/tấn (giá thành bao gồm chi phí khai thác trực tiếp, khấu hao vốn đầu tư, chi phí bảo vệ, chăm sóc và chế biến), lợi nhuận mỗi năm khoảng 653 triệu USD.
Ngoài ra, cuối kỳ khai thác mủ cao su (25 năm khai thác) 51.000 ha cao su sẽ cho ra khoảng 3 triệu m3 gỗ phục vụ cho ngành chế biến gỗ với giá trị khoảng 750 triệu USD. Sau khi trừ chi phí khai thác, vận chuyển và chế biến khoảng 320 triệu USD, còn thu về khoảng 430 triệu USD (cho sản phẩm gỗ cao su).