351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

cây cao su giống, cây giống cao su

cây cao su giống, cây giống cao su

Tỉnh Gia Lai đang quyết tâm thực hiện có kết quả Chương trình chuyển đổi 50.000ha rừng nghèo sang trồng cây cao su, phấn đấu đến năm 2015 là hoàn thành tổng diện tích.

Đây là một trong những chương trình lớn của Chính phủ, khai thác tốt tiềm năng về quỹ đất nhằm mang lại lợi ích cho người dân, nhất là cộng đồng người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.

Từ năm 2008 – 2010, trong toàn tỉnh đã thực hiện được khoảng 10.000ha diện tích chuyển đổi, cây cao su phát triển tốt, tỷ lệ cây trồng sống trên 90%. Trong năm 2011 này, tỉnh đã giao quỹ đất cho các chủ đầu tư tiếp tục chuyển đổi và trồng mới 12.000ha cao su, trong đó có những doanh nghiệp có kế hoạch trồng mới với quy mô lớn, như Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê (2.500ha), Công ty TNHH MTV cao su Chư Pảh (1.500ha), Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (1.200ha)…Đến thời điểm này, các dự án trồng mới cao su theo diện chuyển đổi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về quỹ đất, cây giống… chuẩn bị đưa vào trồng đại trà vào tháng 6 tới.

Tuy nhiên, trong những năm tới việc triển khai thực hiện theo chương trình này sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải nhìn nhận trước để có giải pháp tháo gỡ – đó là thiếu quỹ đất để chuyển đổi theo kế hoạch. Trong cuộc họp mới đây do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, gồm các thành phần chủ đầu tư và chủ rừng (Ban Quản lý rừng và cấp huyện) các chủ đầu tư đều kêu thiếu đất chuyển đổi và đề nghị lãnh đạo tỉnh và ngành chức năng cần sớm giải quyết. Cụ thể, Binh đoàn 15 được giao quỹ đất 13.000ha và đã thực hiện được khoảng 7.000ha, còn 6.000ha qua khảo sát không còn đất; Công ty TNHH MTV cao su Chư Pảh thiếu từ 700 – 800ha; Công ty TNHH Quốc Cường thiếu khoảng 1.500ha…

Nguyên nhân thiếu đất chủ yếu là do công tác quản lý của các chủ rừng chưa chặt chẽ, lợi dụng trong quá trình quy hoạch đất rừng chuyển đổi, bà con dân tộc trên địa bàn đã "đi trước một bước" xâm lấn đất rừng để làm nương rẫy. Bên cạnh đó, một diện tích không nhỏ giao cho các chủ đầu tư là quỹ đất nằm trên núi đá có tầng lớp đất mỏng không thể đưa vào trồng cao su được; rồi diện tích có sông suối, đường giao thông…Vì vậy, việc điều tra bổ sung quy hoạch cho phát triển cây cao su ở Gia Lai cần phải tiến hành sớm để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.

TTXVN
Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay