351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

ĐBP – Hơn 4 năm thực hiện dự án phát triển cây cao su, toàn tỉnh đã trồng hơn 3.800ha tại các huyện Điện Biên, Mường Nhé, Mường Chà, Tuần Giáo, Mường Ảng và TP. Điện Biên Phủ, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân vùng dự án. Với những tín hiệu khả quan về sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su trên địa bàn, cao su vẫn là cây mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh.

Cao su phát triển vượt quy trình
Khác với những năm đầu đưa cây cao su đại điền vào trồng trên địa bàn, nhiều ý kiến hồ nghi, lo lắng về sự phát triển của loài cây mới này. Song với sự phát triển đồng đều, ổn định hiện nay của các vườn cây đã trồng là minh chứng cho sự thích hợp của cây cao su tại Điện Biên. Nhất là qua kiểm tra, đánh giá của cơ quan chức năng cho thấy, các vườn cao su đã trồng ít sâu bệnh, phát triển đạt và vượt so với quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Đơn cử, vườn cao su tại bản Mển, xã Thanh Nưa (huyện Điện Biên) trồng năm 2008 hiện có đường kính từ 22 24cm (vượt 4 – 6cm), cá biệt có cây đường kính đạt 34cm; vườn cây tại xã Thanh Minh trồng năm 2009 đường kính từ 14 16cm (vượt 2 4cm)… Với tốc độ phát triển như hiện nay, dự kiến vườn cây cao su trồng năm 2008 sẽ cho khai thác mủ giữa năm 2014, rút ngắn 1 năm so với quy trình phát triển thông thường. Điều đó thêm một lần nữa khẳng định, phát triển cây cao su là chủ trương đúng của tỉnh, mở ra cơ hội xóa nghèo bền vững cho nông dân.

Tham gia phát triển cây cao su, các hộ dân có đất chuyển đổi sang trồng cao su vừa được nhận khoán, chăm sóc vườn cây và đây lại là nguồn thu chính trong gia đình. Ông Hồ Sỹ Hà, Đội trưởng Đội cao su Thanh Nưa 2, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên cho biết: Đơn vị đang quản lý 265,5ha cao su, với hơn 20 công nhân, mức thu nhập trung bình đạt khoảng 3,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, để đảm bảo cho việc chăm sóc, bảo vệ vườn cây, mỗi ngày đơn vị cần khoảng hơn 50 lao động làm việc. Do làm tốt công tác tuyên truyền, nhận thức lợi ích từ phát triển cây cao su, nhiều hộ dân trong vùng tích cực nhận khoán, chăm sóc vườn cây. Đến nay, đội đã bàn giao hoàn toàn hơn 120ha vườn cây cho 42 hộ dân xã Thanh Nưa nhận khoán. Người dân nhận khoán, chăm sóc vườn cây được nhận tiền công chăm sóc 15 triệu đồng/ha để làm cỏ, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật…

Anh Quàng Văn Thuận, công nhân Đội Cao su Thanh Nưa 2 cho biết: Làm công nhân của Công ty từ năm 2008, mình được đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Những ngày đầu mới vào làm việc, chưa quen với việc trồng, chăm sóc cao su theo kỹ thuật, nhưng được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tận tình, tham gia học các lớp về kỹ thuật, kiến thức trồng cao su, đến nay mình hoàn toàn yên tâm làm việc. Thấy hiệu quả từ việc trồng cao su, mình bàn với gia đình nhận khoán, chăm sóc 3,5ha cao su tại bản Co Pục (xã Thanh Nưa). Vậy là vợ mình, người thân trong gia đình không còn phải lo không có việc làm nữa. Tích lũy tiền lương và tiền nhận khoán chăm sóc vườn cao su, cuối năm 2010 mình đã dựng được ngôi nhà sàn kiên cố với trị giá gần 300 triệu đồng.

Thay đổi tập quán sản xuất…
Hiện nay, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên có hơn 670 cán bộ, công nhân viên, trong đó phần lớn là đồng bào các dân tộc địa phương. Từ nông dân chuyển sang làm công nhân cao su, giúp đồng bào thay đổi căn bản về tập quán canh tác, lối sống. Để đảm bảo và nâng cao cuộc sống công nhân cũng như nhân dân trong vùng quy hoạch, ngoài việc vận động bà con góp đất trồng cao su, trở thành công nhân của Công ty, tỉnh có những chính sách hỗ trợ cùng với doanh nghiệp đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các xã, bản, trụ sở đội sản xuất, bảo vệ ngoài hàng rào…

Có thể khẳng định, chủ trương phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã đem lại những kết quả quan trọng cả về lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội trong vùng quy hoạch thêm khẳng định cao su là cây mũi nhọn đóng góp vai trò quan trọng trong chiến xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Cùng với những chính sách thu hút nông dân chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng cao su và hình thành đội ngũ công nhân là nông dân địa phương là những chủ trương đúng đắn hợp lòng dân. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh ta tiếp tục vận động nhân dân tích cực tham gia góp đất trồng cao su, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2015 toàn tỉnh trồng 10.000ha. Hơn thế nữa, để đảm bảo giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân dự án TĐC Thủy điện Sơn La tại TX. Mường Lay, tỉnh ta đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tiếp tục khảo sát, nhanh chóng đầu tư trồng cao su trên vùng đất này.

Đánh giá về chương trình phát triển cây cao su của tỉnh, đồng chí Hoàng Văn Nhân, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo phát triển cây cao su của tỉnh khẳng định, dự án bước đầu góp phần giúp tỉnh thực hiện điều chỉnh cơ cấu cây trồng, bố trí lại cơ cấu lao động, tạo vùng sản xuất hàng hóa và thay đổi tập quán canh tác, trình độ sản xuất của nông dân trong vùng quy hoạch, từng bước xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ, đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

Bài, ảnh: Gia Kiệt
http://www.baodienbienphu.com.vn

Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay