Kinh doanh ô tô gia tăng tại các quốc gia đang nổi đã đưa đến nhu cầu lốp xe càng ngày càng cao, dẫn đến sự gia tăng trồng cao su nhanh chóng tại Colombia.
Mới gần đây, bệnh hại và đất xấu đã khiến các nhà trồng tỉa nghĩ rằng không thể trồng cao su tại Columbia. Đông Nam Á là nguồn cung cấp 94% sản lượng cao su toàn thế giới. Colombia chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số 11 triệu tấn cao su thu hoạch trên toàn thế giới trong năm qua.
Nhưng do giá cao su đã tăng gấp đôi từ năm 2007 lên khoảng 2.25US$ một pound, cùng với các tiến bộ trong quản lý đất đai, một lần nữa đã dấy lên mối quan tâm trồng cao su tại Nam Mỹ. Các nhà kinh doanh nông nghiệp khổng lồ cũng như các nhà hoạt động nhỏ đã trồng hàng ngàn mẫu Anh tại vùng thưa thớt dân cư này với hy vọng sẽ kiếm được lợi.
Tại Colombia, trồng cây cao su đã tăng gấp mười lần trong thập kỷ qua để đạt mức 25.000 mẫu Anh (khoảng 10.000 ha), số liệu này có thể nâng lên gấp 3 lần đến năm 2016. Năm qua, sản lượng cao su thu hoạch được là 3.200 tấn và được dự báo sẽ đạt 35.000 tấn vào năm 2020.
Giá cao su tăng cao đã làm kinh doanh xe ô tô nhộn nhịp lên tại Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc đang nổi khác. Điều này đã tạo nên nhu cầu tương ứng lốp xe mà ngành này chiếm 70% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới.
Trung Quốc là thị trường xe ô tô lớn nhất thế giới với số lượng 13,8 triệu chiếc được bán trong năm qua – tăng 33% so với 2009. Mặc dù có sự mong mỏi là tốc độ khốc liệt này sẽ chậm lại, thị trường tiếp tục phát triển. SAIC Motor Corp, nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Trung Quốc dự kiến trong năm 2011, doanh số ô tô bán ra sẽ tăng 12% đạt khoảng 4 triệu chiếc.
Các tiến bộ trong nông nghiệp cũng hỗ trợ các nông dân trồng cao su tại châu Mỹ La tinh. Vườn cây cao su huyền thoại của Henry Ford tại Brazil đã bị tàn phá trong những năm 1930 do loại nấm Microcyclus ulei gây rụi lá. Ngày nay các nhà trồng cao su tại khu vực này đã tránh tai hoạ này bằng cách trồng cây tại các khu vực kết hợp các điều kiện tốt về độ ẩm, nhiệt độ và lượng mưa, theo Anibal Tapiero, nhà bảo vệ thực vật của Corpoica, cơ quan tài trợ nghiên cứu nông học của chính phủ Colombia tại Villavicencio.
theo Los Angeles Times
Nguồn:http://www.anrpc.org)