351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Anvil, Bột lưu huỳnh, Calixin, Cao su thiên nhiên, Daconil, Dung dịch Bordeaux, Kumulus, Ridomil, thuốc trừ bệnh cây cao su, Validacin

Anvil, Bột lưu huỳnh, Calixin, Cao su thiên nhiên, Daconil, Dung dịch Bordeaux, Kumulus, Ridomil, thuốc trừ bệnh cây cao su, ValidacinCây cao su bị tấn công bởi nhiều loại bệnh, côn trùng cũng như cạnh tranh từ cỏ dại, và khoảng 25% tổng sản lượng cao su trên toàn thế giới bị mất hàng năm do những nguyên nhân này.

Sử dụng hóa chất ngày càng trở nên phổ biến nhằm giảm đến mức thấp nhất sự thiệt hại. Hiện nay có nhiều loại thuốc BVTV dùng cho cây cao su, trong đó một số được sử dụng tại Việt Nam như sau:

1. Dung dịch Bordeaux (Boócđô)

– Tên thông dụng: phèn xanh vôi.

Là loại thuốc trừ nấm gốc vô cơ, có tác dụng tiếp xúc. Được ông Millardet (Pháp) phát hiện năm 1882, cho đến ngày nay dung dịch Bordeaux vẫn được sử dụng rộng rãi trị nhiều loại bệnh do nấm và vi khuẩn cho nhiều cây khác nhau, trong đó có cả bệnh cây cao su như nấm hồng, Corynespora, héo đen đầu lá v.v.

Dung dịch Bordeaux được tạo thành bằng cách pha CuSO4 và vôi (Ca(OH)2), dung dịch đã pha có màu xanh nhạt không mùi và pH kiềm. Dung dịch Bordeaux là thuốc an toàn ít độc với người và động vật nhưng ít bền. Tùy theo liều lượng, kỹ thuật pha chế thuốc có nồng độ khác nhau. Trong cao su hai nồng độ 1 và 5% thường được dùng.

– Cách pha chế dung dịch Bordeaux.

+ Nồng độ 1%: Dùng trị bệnh héo đen đầu lá. Dùng vôi sống, sulfat đồng và nước với tỷ lệ 1:1:100. Hòa tan hoàn toàn 1 kg sulfat đồng trong 80 lít nước và 1 kg vôi trong 20 lít nước còn lại. Dung dịch trên được lọc để loại bỏ tạp chất, tiếp theo đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào dung dịch vôi và trộn đều; tuyệt đối không làm ngược lại. Dùng cây sắt được mài sáng và nhúng vào dung dịch thuốc đã pha trong 1 – 2 phút, nếu bị sét là do có pH thấp cần điều chỉnh tăng thêm lượng vôi. Nếu pha đúng cách dung dịch có màu xanh dương và chậm kết tủa. Dung dịch thuốc sử dụng ngay sau khi pha chế vì thuốc dễ bị phân hủy nếu để lâu.

+ Nồng độ 5%: Dùng chủ yếu để trị bệnh nấm hồng. Pha sulfat đồng, vôi sống và nước với tỷ lệ 1: 4: 15. Hòa tan hoàn toàn 1 kg sulfat đồng trong 5 lít nước và 1 kg vôi trong 10 lít nước còn lại. Cách pha tương tự như dùng cho nồng độ 1%.

Chú ý:

-Không dùng các dụng cụ bằng sắt, nhôm để pha và sử dụng dung dịch Bordeaux, vì thuốc có khả năng ăn mòn. Tốt nhất nên dùng dụng cụ bằng nhựa, thép không rỉ.

-Pha và sử dụng trong ngày, không lưu trữ vì giảm hiệu quả trị bệnh.

-Không sử dụng cho cây bầu bí và các cây họ cà: thuốc lá, cà chua…

2. Validacin

– Tên thông dụng: validamycin.

– Độc tính: ít độc LD50 > 20.000 mg/kg.

Là loại thuốc nhóm kháng sinh, được chiết xuất từ loại xạ khuẩn Streptomyces do công ty Takeda (Nhật) phát minh và sản xuất. Thuốc có tác dụng tiếp xúc và lưu dẫn đặc trị cho nấm nhóm Rhizoctoacea. Thuốc ở dạng lỏng màu xanh nhạt đến đậm không mùi, dễ tan trong nước và dung môi hữu cơ. Tác dụng phòng trị của thuốc với nấm bệnh qua sự ngăn chặn men trehalase nhờ đó giúp khuẩn ty hấp thu dinh dưỡng.

– Các dạng thương phẩm: Validacin 3L và 5L, Vanicide 5L, Validamycine 5,5L…

Hiện nay, Validacin được xem là thuốc đặc trị bệnh nấm hồng cho cây cao su: dùng ở nồng độ 2%, phun 3 – 4 lần với chu kỳ 7 – 10 ngày/lần cho đến khi nấm không phát triển.

3. Calixin

– Tên thông dụng: tridemorph.

– Tên hóa học: N-tridecyl-2,6-dimethyl-morpholine.

– Công thức hóa học: C19H39NO.

– Độc tính: độc trung bình LD50 = 738 mg/kg, gây dị ứng trên da và tổn thương niêm mạc mắt.

Thuốc thuộc nhóm morpholin do công ty BASF (Đức) tìm ra, nguyên chất dạng lỏng, không mùi và dễ tan trong nước tạo thành dung dịch có màu trắng ngà. Thuốc được hấp thụ qua lá và các mô non, có tác dụng trừ bệnh cho nhiều cây khác nhau.

– Các dạng thương phẩm: Calixin 75EC (75% tridemorph), Calixin M (11% tridemorph + 36% maneb), Calixin RM (2,24% tridemorph) chỉ dùng cho bệnh nấm hồng.

Dùng phòng trị bệnh cho cây cao su như sau:

+ Bệnh phấn trắng: Phun khói 0,5 kg ai/ha.

Phun nước: dùng nồng độ 0,001%, nếu sử dụng nồng độ cao sẽ gây quăn và rụng lá non.

+ Bệnh nấm hồng: dùng Calixin 75EC ở nồng độ 2-3% phun 3 – 4 lần với chu kỳ 7 – 10 ngày/lần cho đến khi vết bệnh không phát triển. Calixin RM quét trực tiếp trên vết bệnh.

4. Daconil

– Tên thông dụng: chlorothalonil.

– Tên hóa học: tetrachloro-isophtalonitrile.

– Công thức hóa học: C8Cl4N2

– Độc tính: ít độc, LD50 > 10.000 mg/kg.

Thuộc gốc dẫn xuất Phtalic do công ty Diamond Shamrok (Mỹ) phát hiện và sản xuất. nguyên chất ở dạng tinh thể màu trắng, bền trong môi trường kiềm nhưng dễ phân hủy trong môi trường axít, tan trong nước ở mức trung bình. Thuốc có phổ rộng cho nhiều loại nấm bệnh qua sự ngăn chặn phản ứng men hóa của bào tử nấm.

– Dạng thương phẩm: Daconil 75WP.

Dùng phòng trị bệnh cho cây cao su như sau:

+ Bệnh héo đen đầu lá: dùng 0,5 – 1,0 kg/ha, phun trong mùa bệnh khi 10% số chồi non xuất hiện. Chỉ xử lý tầng lá trên cùng mang lá non.

+ Bệnh nấm hồng: Phun Daconil 2% trong nước với chu kỳ 7 – 10 ngày lần cho đến khi bệnh không phát triển và vỏ tái sinh. Tuy nhiên, so với Validacin, Daconil có hiệu quả kinh tế và kỹ thuật thấp hơn.

5. Ridomil

– Tên thông dụng: metalaxyl.

– Tên hóa học: D,L-N (2,6-dimethyl-phenyl)-N-(2’methoxy acetyl) analinate methyl.

– Công thức hóa học: C15H21NO4

– Độc tính: độc trung bình LD50 = 669 mg/kg.

Thuộc nhóm Phenylamid do công ty Ciba-Geigy (Thụy Sĩ) phát hiện và sản xuất. Nguyên chất ở dạng tinh thể màu trắng, dễ tan trong nước và các dung môi hữu cơ, bền trong môi trường axít và trung tính. Là loại thuốc lưu dẫn và được cây hấp thu qua các bộ phận như thân, lá. Dùng đặc trị nấm họ Perosporales (Phytophthora, Pythium, Pseudoperonospora, Plasmopara).

Tuy nhiên, metalaxyl là loại thuốc lưu dẫn, nên sử dụng luân phiên hoặc phối hợp với loại thuốc khác đễ tránh trường hợp nấm hình thành chủng kháng thuốc.

– Các dạng thương phẩm: Ridomil 50WP, Ridomil 35WP, Ridomil MZ 72WP (12% metalaxyl + 60% mancozeb).

Dùng phòng trị bệnh cho cây cao su như sau:

Loét sọc mặt cạo: Nồng độ 0,2 – 0,4% ai., xử lý chu kỳ 1 – 2 đường cạo/lần vào thời điểm sau khi thu mủ. Do thuốc dễ hòa tan trong nước nên bị nước mưa rửa trôi, nhất là vào những tháng mưa nhiều. Nếu thuốc pha thêm chất dính sẽ giảm chu kỳ xử lý, tiết kiệm công và thuốc mà vẫn đạt hiệu quả.

6. Bột lưu huỳnh

Thuốc dạng bột mịn chứa 99% lưu huỳnh nguyên chất, có màu vàng nhạt và có mùi hôi nồng; bền và khó phân hủy, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

Dùng phòng trị bệnh phấn trắng cho cây cao su với liều lượng 6 – 9 kg/ha/lần phun. Phun trên lá non 2 – 4 lần với chu kỳ 7 – 10 ngày/lần.

7. Kumulus (Bột lưu huỳnh thấm nước)

Thuốc dạng bột màu nâu nhạt và có mùi hôi nồng, bền và khó phân hủy, dễ tan trong nước và trong dung môi hữu cơ.

Dùng phòng trị bệnh phấn trắng cho cây cao su với liều lượng 4 – 6 kg/ha/lần phun. Phun trên lá non 2 – 4 lần với chu kỳ 7 – 10 ngày/lần.

8. Anvil

– Tên thông dụng: hexaconazole.

– Tên hóa học: (RS)-1-(2,4 dichlorophenyl)-1-(1H)-1,2,4 triazol-1-yl) hexane-2-ol.

– Công thức hóa học: C14H17Cl2N3O.

– Độc tính: thuốc ít độc, LD50 = 2.189 mg/kg.

Là thuốc trừ nấm thuộc nhóm triazole, do công ty ICI (Anh) phát minh và sản xuất. Dạng nguyên chất ở thể lỏng không mùi, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Thuốc có tác dụng lưu dẫn dùng phòng trị bệnh cho nhiều loại nấm thuộc bộ Basidiomycetes, Ascomycetes, Deteuromycetes.

Dạng thương phẩm: Anvil 5EC, Calihex 50SC (50 gr hexaconazole/lít).

Dùng phòng trị bệnh cho cây cao su như sau:

Nấm hồng: dùng ở nồng độ 0,5% phun 3 – 4 lần với chu kỳ 7 – 10 ngày/lần cho đến khi nấm không phát triển.

Phấn trắng và héo đen đầu lá: dùng ở nồng độ 0,01 – 0,02% phun trên tần lá non.

 

Nguồn : internet..Vui lòng liên hệ

Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay